CHUYÊN MỤC

Bệnh thán thư trên cây bưởi và cách khắc phục

Bưởi nói riêng và những loại cây nhón có múi nói chung đứng đầu trong bảng xếp hạng nhóm cây phát triển kinh tế. Chính vì thế việc chăm sóc phòng trừ bệnh hại loại cây này là điều được nhiều người dân quan tâm. Một trong những bệnh thường gặp ở bưởi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng quả là bệnh thán thư.

Thông tin liên quan

Tìm hiểu bệnh thán thư trên cây bưởi

Theo các nhà khoa học thì nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thán thư trên cây bưởi nói riêng và các loại cây có múi nói chung do loại nấm colletotrichum sp. Một khi loại nấm này xâm nhập vào cây chúng sẽ lây lan ra rộng và trong thời rất ngắn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của cây.

 

Triệu chứng và tác hại bệnh thán thư trên cây bưởi

Bệnh thán thư có thể gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như lá, hoa quả, chồi và cả cành non. Triệu chứng của bệnh trên các các giống bưởi nói chung tương tự nhau.

Theo kinh nghiệm trồng trọt của nhiều nhà vườn thì bệnh thán thư này thường gây hại trên chanh và bưởi. Các loại cây có múi khác như cam và quýt thì ít hơn.

Trên cây bưởi bệnh thán thư thường gây hại quả

Biểu hiện đầu tiên trên quả bưởi là trê vỏ xuất hiện những đốm tròn nhỏ có màu vàng nhạt. Càng về sau đốm này càng mở rộng và lan to ra khiến quả hơi lõm vào. Xung quanh vỏ bị khô sần sùi lại và nứt ra có thể thấy có nhiều vòng đồng tâm xuất hiện. Với những quả non sẽ bị héo và rụng. Những quả lớn thường ảnh hưởng một phần.

 

Trên chanh bệnh thường gây hại trên lá

Ở chanh thì cây thường xuất hiện ở lá. Mầm bệnh thường phát triển và tấn công rìa và chóp lá. Biểu hiện cũng là xuất hiện trên lá những đốm tròn màu vàng xung quanh có màu nâu đậm. Vết đốm lớn dần lên và dần dần khiến cây xuất hiện những mảng cháy lớn khiến lá rụng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của cây sau này. Với chanh ít thấy gây bệnh thán thư trên trái và thân.

Điều kiện phát sinh bệnh thán thư trên cây bưởi và cây có múi

Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, có ẩm độ cao. Nhiệt độ của nám phát triển mạnh nhất từ 23 – 25 độ C.

Khi cây ra đọt và lá non nhiều đúng vào mùa có nấm phát triển sẽ tạo điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển nhiều lên. Với những cành bị bệnh nằm ở những nơi cao và khuất thường sẽ bị nặng hơn.

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên cây bưởi

Để phòng ngừa bệnh thán thư trên cây bưởi nói riêng và cây có múi nói chung cần áp dụng nhiều biện pháp cùng một lúc vừa để phòng ngừa vừa để tiêu diệt mầm bệnh ảnh hưởng đến các cây khác trong vườn.

 

Có 4 biện pháp phòng ngừa hiệu quả được nêu ra

Tạo tán, tỉa cành

Cây muốn khỏe mạnh và không nấm bệnh thì cần phải sạch sẽ thông thoáng để cây hấp thụ được nhiều ánh sáng. Chính vì thế ngay từ khi còn bé bạn cần cắt tỉa cây để tạo bộ khung tán không quá cao, thấp gọn gàng và có các nhánh phân bố đều bốn bên. Vườn cây trồng nên có khoảng cách hợp lý giữa các cây bưởi và thường xuyên nhổ cỏ dại và rải vôi bột khử trùng đất.

Vệ sinh vườn cây

Phần lớn nguồn bệnh hại cây gây ra đều đến từ phía bên dưới đất và môi trường xung quanh. Chính vì thế cần dọn dẹp phát quang vườn thường xuyên, cắt bỏ các cành lá và quả bị bệnh tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại.

Chăm bón đầy đủ

Hai biện pháp chăm bón chủ yếu là tưới nước và bón phân để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt có sức chống chịu lại sâu bệnh hại. Vào mùa mưa giảm lượng nước tưới và chú ý tránh để gốc cây bị úng nước. Sau mỗi trận mưa rào cần phải có biện pháp thoát nước nhanh. Về biện pháp bón phân cần chú ý bón đầy đủ, đúng liều lượng, thời điểm và đúng chủng loại. Cân đối giữa các loại phân NPK với nhau và bổ sung thêm một số loại phân trung vi lượng và phân bón lá thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của bưởi. Một số loại phân bón trung vi lượng nổi tiếng như đầu trâu chứa cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây bạn có thể sử dụng.

 

Dùng thuốc trừ bệnh

Với những cây bưởi hay cây có múi đã có biểu hiện của bệnh cần dùng thuốc trừ nấm ngay lập tức. Hiện có nhiều loại thuốc cực kì hiệu quả với các loại nấm của bệnh thán thư trên cây bưởi bạn có thể sử dụng như thuốc gốc đồng, Mancozel, Propinel. Một số loại thuốc bội hấp giúp hạn chế sự phát triển của nấm bệnh như Difenocanazole, Tebuconazole vv. Cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng để phát huy cả tác dụng phòng bệnh và trị bệnh, hiệu quả phòng trừ bệnh cao, rất ít độc hại với người và môi trường.

Một số chú ý khác

  • Nên chọn cây con giống trồng khỏe manh không sâu bệnh và còi cọc sẽ giúp cây phát triển tốt không nhiễm bệnh thán thư.
  • Nguồn nước tưới cần đảm bảo sạch sẽ để giúp cây sinh trưởng tốt khỏe mạnh.
  • Với những quả bưởi dang thời kì phát triển có thể bao quả bằng một số loại túi vải hay túi nilon để hạn chế sự xâm nhập của sâu bệnh hại làm giảm chất lượng của quả thu hoạch.

Trên đây là những kiến thức về bệnh thán thư trên cây bưởi và cây có múi để bà con phòng tránh và có hướng xử lý kịp thời khi cây nhiễm bệnh. Chúc bà con có được những vườn bưởi sai quả và khỏe mạnh.

Để các thuốc trừ bệnh có hiệu quả cao cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh, cỏ thể phải phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày, phun đủ lượng nước, đồng thời kết hợp áp dụng các biện pháp khác.

CÁC TIN LIÊN QUAN