CHUYÊN MỤC

Cây dưa chuột – Cách trồng cây dưa chuột trong chậu

Dưa chuột được xếp vào nhóm rau quả sạch và dân dã trồng phổ bién ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Loại quả ăn sống hàng ngày này không chỉ là món ăn chơi mà còn được sử dụng vào nhiều mục đích khác như làm đẹp, làm sinh tố và còn là bài thuốc chữa bệnh độc đáo.

Thông thường để mua được những quả dưa chuột này bạn sẽ cần phải đi ra chợ mua. Tuy nhiên thời điểm hiện tại người tiêu dung đã biết trồng loại dưa chuột này trong ngay chính mảnh vườn của mình vừa làm cảnh vừa có quả ăn mỗi khi đến vụ. Bạn có thể nhìn thấy loại cây này được trồng nhiều ở ruộng tuy nhiên kỹ thuật trồng dưa chuột trong chậu lại có đôi chút khác nhau ít người biết.

Thông tin liên quan

Cách trồng dưa chuột trong chậu 

Cây dưa chuột là loài thực vật họ bầu bí, cùng họ với dưa hấu, bí đao, bí ngô, mướp đắng. Nhưng dưa chuột thì lại không phải là loài cây giống khỏe, chịu được biến động môi trường. Nên kỹ thuật trồng dưa chuột trong chậu bạn nên trồng đúng cách và dễ chăm sóc hơn

cay-dua-chuot-1

Làm giàn cho cây dưa chuột

Thời vụ trồng

Hiện nay với vùng khí hậu của miền Bắc thì bạn có thể chủ động trồng được  dưa chuột quanh năm. Tuy nhiên để cây ra nhiều quả và chất lượng tốt thì nên trồng vào 2 vụ trong năm.

Vụ xuân: Đây là vụ chính bạn nên trồng dưa chuột. Thường người trồng sẽ tiến hành gieo hạt từ cuối tháng riêng cho đến đầu tháng 2 hàng năm. Nếu gieo trồng trước hoặc sau thời điểm này thì tỷ lệ nảy mầm sẽ thấo và cây sẽ phát triển yéu hơn.

Vụ hè: Bạn tiến hành gieo hạt vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Trồng thời điểm này đến mùa thu hoạch chỉ khoảng hơn 3 tháng.

Chuẩn bị đất

Cây dưa chuột có bộ rễ chum khá nhạy cảm và yếu nên cần chuẩn bị đất thật kĩ trước khi trồng cây. Gía thể đất trồng nên được phối trộn khoảng 50% đất thịt và 30% đất mùn cộng với 20% cát là được. Để đất được giàu dinh dưỡng hơn bạn nên trộn thêm một lượng phân Lân và phân NPK và vôi bột để khử khuẩn trong đất.

Chọn loại chậu trồng nên có chiều sâu ít nhất khoảng 50cm và kích thước rộng 50x50cm là tốt nhất. Chậu trồng có thể là thùng xốp, nhựa hoặc xi măng đều được. Chú ý chọn loại chạu có lỗ thoát nước.

Chuẩn bị cây con

Với loại hạt giống bạn cần chuẩn bị trước đó thì gieo luôn xuống đất không cần ngâm ủ. Khi gieo tiến hành gieo hạt duwois lớp đất khoảng 1cm. Sau khi bạn gieo xong tiến hành phủ hạt giống bằng lớp đất xung quanh. Nếu như trồng trong chậu thì bạn có thể gieo tiếp vào chậu.

cay-dua-chuot-2

Với mỗi chậu tùy theo kích thước mà gieo hạt cho hợp lý. Thường mỗi hạt sẽ gieo cách nhau ít nhất 10cm. Sau khi gieo từ 7-10 ngày thì cây con có khoảng 4 lá, Thời điểm sau đó 5 ngày bạn tiến hành tỉa thưa cây loại bỏ những cây còi cọc và giữ lại một chậu khoảng 1-3 cây để trồng.

Chăm sóc định kì cây dưa chuột

Chế độ tưới nước.

Cây dưa chuột là loại cây háo nước nên cần cung cấp đầy đủ nước cho cây. Định kì hàng ngày nên tưới cho cây ít nhất 1 lần vào thời gian đầu. Sau đó khi cây bắt đầu leo giàn bạn định kì tưới nước cho cây khoảng 3 lần 1 tuần là đủ.

Thời điểm cây bắt đầu trổ hoa thì bạn chú ý không nên để cây bị khô hạn do vậy bạn nên thường xuyên bổ sung nước cần thiết cho cây phát triển.

Làm giàn leo cho cây

Sau khi cây trồng 1 tháng lúc này lá thật đã ra khá nhiều và cây bắt đầu vươn dài. Do vậy bạn cần phải làm giàn cho cây leo lên để phát triển. Giàn leo có thể là những chiếc cọc thẳng đứng hoặc giàn ngang chỉ cần có chỗ bám vịn cây sẽ phát triển xanh tốt được. Việc làm giàn này sẽ giúp cây được thông thoáng và tránh cho quả chạm đất sẽ gây hỏng hoặc thối.

cay-dua-chuot-3

Cách trồng dưa chuột cho cây sai trĩu quả

Phòng trừ sâu bệnh cho cây dưa chuột

Dưa chuột thường gặp các bệnh sau đây:

– Bệnh sương mai là bệnh nguy hiểm, gây hại cho dưa chuột ở tất cả các vùng trồng. Vào thời kỳ có nhiệt độ thấp (dưới 20oC) và độ ẩm không khí cao, bệnh gây các vết thâm vuông cạnh trên mặt lá, làm chết các tế bào, dẫn tới khô lá.

Đây là loại bệnh điển hình và làm ảnh hưởng đến cây nhất. Bệnh này làm gây hại cho dưa chuột ở cả khi trồng trong ruộng lẫn trong chậu. Nguyên nhân của bệnh do trồng ở nơi độ ẩm quá cao mầm bệnh dễ phát sinh.

Cách xử lý: Bạn tiến hành dùng một số sản phẩm sinh học như Boócđô 1% pha loãng với nước theo nồng độ 0,4% (400g thuốc cho 100 lít nước lã) phun phòng và trừ bệnh)

– Bệnh phấn trắng. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giữa hoặc cuối thời kỳ sinh trưởng. Với các giống bản địa thì thường ít bị bệnh này hơn những loại dưa chuột lai.

Bạn có thể dùng dung dịch Bayleton (Triadiamefon) pha tưới đều cho những chậu dưa chuột bị bệnh.

Thu hoạch

Từ lúc ra hoa đến lúc quả thu hoạch được mất khoảng 13 ngày. Bạn nên thu hoạch lúc quả đạt kích thước trung bình không nên thu hái quá già hạt bên trong sẽ nhiều ăn không ngon. Qủa nên được thu hái vào lúc buổi sáng hoặc chiều mát. Thời kì nở rộ quả bạn có thể thu hái được 2-3 ngày một đợt.

cay-dua-chuot-4

Để giống

Để làm giống cho vụ sau bạn cần lấy mỗi cây từ 3-4 quả. Sau khi thu hoạch lứa đầu tiên bạn đẻ những quả giữa thân làm giống. Các hoa cái khác bạn ngắt bỏ để cây tập trung nuôi quả giống.

Với những quả giống này bạn để già khoảng 1 tháng sau đó thu về để khô. Bổ dọc quả ra và lấy thìa con cạo hết phần hạt bên trong và ngâm chúng vào chậu nhựa một ngày đêm. Tiếp đó phơi nắng cho khô và cất vào lọ hoặc chum vại để sử dụng cho việc gieo trồng lần sau.

Xem thêm:

CÁC TIN LIÊN QUAN