CHUYÊN MỤC

Cây giống chanh leo – Cách trồng chăm sóc chanh leo

Liên hệ

  • Tình trạng: Còn hàng
Thông tin sản phẩm

Chanh leo là loại cây lạ từ hoa cho đến trái. Đặc biệt hương vị của chanh leo một khi đã thưởng thức thì sẽ không thể nào quên được. Thay vì mua ngoài chợ tại sao bạn không tự tạo một giàn chanh leo ngay tại nhà để vừa ngắm vừa ăn cho thỏa thích.

Chanh dây (hay còn gọi là chanh leo) là loại quả có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nước Châu Mỹ du nhập vào Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây. Với hương vị chua chua ngọt ngọt khá đặc trưng cùng mùi hương thơm mát. Bạn hoàn toàn có thể ăn trực tiếp hoặc dùng để pha chế thành những loại thức uống giải nhiệt mùa hè.

Thông tin liên quan

Đặc điểm hình thái của cây chanh leo

Chanh leo là dạng cây thân leo phát triển khá mạnh và không mất quá nhiều công chăm sóc. Thân cây chanh leo màu sẫm tròn có lá mọc xen kẽ. Viền lá có những răng cưa nhỏ và đầu ngọn có những tua cuốn giúp cây bám vào giá thể để phát triển.

Qủa chanh leo có hình cầu dài khi non màu xanh

Qủa chanh leo có hình cầu dài khi non màu xanh nhưng khi chín sẽ chuyển sang màu tím sẫm và hơi nhăn. Khi bổ ra bên trong sẽ không chứa những tép thông thường mà có những lớp cơm nhày bao quanh màu vàng và mùi hương khá đặc trưng.

Gia trị dinh dưỡng của cây chanh leo :

Theo như nghiên cứu thì cây chanh leo là loại quả giàu dinh dưỡng bởi hàm lượng các loại Vitamin như A, C cùng với hàng loạt khoáng chất khác có lợi cho cơ thể. Hàm lượng chất xơ trong chanh khá cao cùng với chất chống oxy hóa khiến chanh leo trở thành nhóm siêu thực phẩm cho con người nhất là trẻ em và người lớn tuổi.

Chanh leo là loại quả giàu dinh dưỡng

Đặc điểm sinh trưởng

Cây chanh leo là loại cây nhiệt đới nên cần nhiều ánh sáng. Nơi trồng cần nên khuất gió và có nhiệt độ khoảng từ 16-30 độ. Bạn có thể trồng chanh leo ở mọi địa hình và loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là loại đất thoáng và xốp như đất feralit, đất đỏ bazan.

Xem: Chanh ngón tay  chanh cẩm thach

Cách trồng cây chanh leo lấy quả:

Bạn có thể trồng chanh leo bằng hạt hoặc dâm cành đều được. Tuy nhiên trồng bằng phương pháp dâm cành sẽ cho cây nhanh thu hoạch quả hơn là gieo hạt.

Các bước trồng bằng hạt: Hạt chanh leo bạn có thể mua ở các cửa hàng cây giống đều có bán sẵn và cho chất lượng tốt nhất.

Chuẩn bị giống cây trồng trong vườn ươm

Trước khi gieo hạt thì bạn nên ngâm hạt giống vào nước ấm trong khoảng thời gian 1 ngày để hạt nở trương dễ nảy mầm hơn.

– Chuẩn bị giá thể gieo hạt bằng lớp đất mỏng. Gieo từng chậu một và ủ đất mỏng lên trên rồi tưới nước giữ ẩm cho giá thể. Đem đặt giá thể ở nơi có ánh sáng để kích thích hạt nảy mầm

– Từ khi gieo đến khi nảy mầm chỉ mất 1 tuần. Sau 4 tuần cây con có thể đạt chiều cao 15cm sẵn sàng cho việc trồng ra nơi ở mới.

Nếu trồng từ cây giống:

– Nếu không có thời gian bạn có thể mua cây giống về rồi tiến hành trồng ra vườn hoặc trong chậu. Nên chọn những cây cao khỏe có chiều cao từ 15 cm trở lên.

Làm giàn cho cây chanh leo:

Do là loại cây thân leo nên khi cây đạt chiều cao từ 60 cm trở nên bắt buộc bạn phải làm giá thể cho cây bám và sinh trưởng tiếp. Bạn có thể tận dụng giàn mướp đã làm hoặc có thể cho chanh leo bám sát ven theo bờ rào, tường nhà bạn cũng được.

Chế độ chăm sóc cho chanh leo mau đậu quả:

Tưới nước: Do là loại cây nhiệt đới nên cây cần độ ẩm khá cao. Lượng nước đầy đủ sẽ khiến cành cây càng phát triển mạnh mẽ và vươn tán càng xa và rộng.   Định kì 2 ngày bạn tưới nước cho chanh leo một lần vào buổi sáng khi trời mát và chiều tối. Mùa khô nhiệt độ cao hơn và nhanh bốc hơi nước thì có thể tăng số lần tưới nước lên để đảm bảo cây không bị khô héo do thiếu nước.

Chăm sóc cây chanh leo đạt hiệu quả cao

Cắt tỉa, tạo tán cho chanh leo  : Một khi cây đã bám giàn thì sẽ phát triển rất nhanh. Hết ngọn này đến ngọn khác sẽ đâm chồi và lan ra tứ phía. Lúc này bạn cần tỉa cành và tạo hình cho cây vừa thẩm mỹ vừa giúp loại bỏ bớt những lá héo úa sâu bệnh giúp cây nhanh ra nụ đậu nhiều trái hơn.

Sâu bệnh hại của chanh leo : Giống như những loại cây dây leo thì chanh leo cũng mắc một số loại bệnh phổ biến như sâu ăn lá, đốm nâu vv. Bệnh phấn trắng hay thối quả cũng là những loại bệnh người trồng cần quan tâm lưu ý khi muốn cây chanh leo khỏe mạnh.

Thụ phấn cho cây : Điểm đặc biệt ở chanh leo đó chính là trên một cây có cả hoa đực và cái. Thông thường cây sẽ tự thụ phấn nhờ ong bướm. Trong một số trường hợp đặc biệt mới cần đến bạn thụ phấn bằng tay cho hoa.

Từ khi trồng cho đến khoảng 7 tháng cây sẽ trổ ra những bông hoa đầu tiên. Đây có lẽ là khoảnh khắc bạn muốn ngắm nhìn nhất. Những bông hoa chanh leo nở ra đẹp lung linh dưới nắng làm bạn không thể dời mắt khỏi chúng. Hoa chanh leo đường kính khá lớn khoảng 10cm. Hoa có màu trắng và phần gốc đài màu tím cùng với những tua rua khá lạ mắt.

Sau khi hoa nở được khoảng 1 tuần sẽ héo và bắt đầu chuyển dần sang quá trình tạo quả. Những quả non mới nhú thường có màu xanh non. Khi trưởng thành quả sẽ dần chuyển sang màu tím đặc trưng. Qúa trình này thường mất 2 tuần.

Tùy thuộc cách chăm sóc của bạn và điều kiện khí hậu mà số lượng quả trên mỗi cây của bạn sẽ nhiều hay ít. Thông thường nếu trồng trong chậu thì mỗi vụ bạn có thể thu được 40 quả chanh leo.

Các loại chanh giống

Cây bưởi giống

Cây táo giống

Sản phẩm khác