CHUYÊN MỤC

Những bệnh về cây ổi – Cách phòng tránh để cây ổi cho năng xuất cao

Theo nhiều nhà khoa học thì chỉ cần ăn quả ổi thường xuyên thì bệnh tật sẽ tránh xa bạn. Điều đó đã phần nào minh chứng được tác dụng của quả ổi đến sức khỏe của con người. Không chỉ dồi dào hàm lượng Vitamin C và các loại dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Ổi còn được sử dụng để chữa bệnh và làm đẹp rất hiệu quả. Để có một cây ổi ngon và sai quả tại nhà thì việc phòng trừ sâu bệnh cho cây khỏe mạnh cũng cần phải được quan tâm.

Ổi được đánh giá là loại cây phát triển nhanh và mạnh. Cây có bộ rễ cọc khá phát triển bám sâu vào đất. Thân cây ổi nhẵn nhụi và khá cứng nên ít bị sâu đục thân. Một cây ổi trưởng thành thường cao khoảng 5-6m và cho bộ tán khá rộng.

Tuy được nhiều nhà vườn công nhận là giống cây khỏe mạnh nhưng ổi vẫn mắc một số loại sâu bệnh hại ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và chất lượng của quả. Bạn cần phải chăm nom vườn trồng ổi thường xuyên để kịp thời phát hiện ra những bất thường của cây để tìm nguyên nhân từ đó có cách khắc phục cho hợp lý.

Xem thêm: Những bệnh gây hại cây đu đủ thường gặp, Nhãn trắng

Thông tin liên quan

Một số bệnh về cây ổi và cách phòng tránh hiệu quả 

1. Rầy mềm (Aphis spp.)

Tuy có bộ thân gỗ khá cứng nhưng phần lá của cây ổi khá mỏng nhất là phần chồi non. Đây chính là nơi mà rệp mềm tấn công nhiều nhất. Chúng thường trú ẩn không chỉ ở đọt non mà còn ở phẩn mặt dưới của lá. Rệp mềm chích hút nhựa cây và làm cho đọt bị thui không phát triển được. Ngoài ra phân của rệp mềm còn là môi trường lý tưởng cho nấm bồ hóng phát triển gây hại.

NHững bệnh về cây ổi

Cách phòng tránh : Cần thường xuyên thăm vườn ổi kiểm tra các cành để phát hiện ra dấu hiệu rệp mềm tấn công. Với những cành bị bệnh bạn hòa dung dịch Trebon 10EC hoặc  Sevin 85WP nồng độ 0,1-0,2% phun đều lên cây làm 2 đợt mỗi đợt cách nhau 10 ngày.

2. Ruồi đục trái (Dacus dorsalis)

Không chỉ phần lá của ổi bị tấn công mà khi có quả thì ổi còn thường bị loài ruồi đục quả tấn công và đẻ trứng bên trong thành giòi và ăn phá hoại quả. Mùa mưa ổi thường hay gặp ruồi đục trái hơn mùa nắng.

Cách phòng trừ bệnh về cây ổi 

Vì ruồi bị hấp dẫn với vị ngọt của ổi nênbạn có thể sử dụng bẫu mồi để dẫn dụ ruồi ra chỗ khác. Bẫy thường được làm bằng nhựa có bôi chất Methyl Eugenol . Một khi ruồi bị bẫy thì sẽ bị chết tuy nhiên số ruồi chết thường là ruồi đực nên ruồi cái vẫn tiếp tục đẻ trứng phá hoại.

Một biện pháp khác đó chính là vệ sinh vườn tược sạch sẽ nhổ cỏ dại để hạn chế ruồi làm nhộng trong đất.

4. Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)

Ngoài loài ruồi đục quả thì còn có một số loại sâu đục quả cũng khá nguy hiểm. Những loại sâu này sẽ ăn vào trái và đục phá khiến trái bị thối và rụng. Đây cũng là loại sâu bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất của ổi nhất hiện nay.

NHững bệnh về cây ổi

Phòng trị bệnh : Để phòng ngừa và điều trị bệnh sâu đục quả bạn nên thực hiện biện pháp thủ công ngắt bỏ đài hoa sướm để sâu không có chỗ ẩn nấp. Tiếp theo phun thuốc  Karate 2,5 EC với nồng độ 0,1-0,2% phun vào trước khi thu hoạch 15 ngày để ngăn chặn sâu làm giảm chất lượng quả. Ngoài ra nhiều nhà vườn hiện nay thực hiện biện pháp bao quả bằng nylon sẽ giúp hạn chế được sâu đục quả và cả ruồi.

5. Bọ xít hại trái (Helopeltis bakeri và H. collari)

Có màu sắc khá giống với ruồi đục quả. Bọ xít cũng xâm nhập vào cây leo đến chồi và quả non chích hút và khiến quả non rụng sớm. Đây cũng là loại sâu bệnh điển hình ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cây.

Cách phòng trị bệnh bạn cần phun một số loại thuốc tương tự như sâu đục quả. Chú ý phun làm 2 đợt và mỗi đợt cách nhau 10 ngày.

8. Bệnh thán thư (anthracnose, do Gloesporium psidii và Glomerella psidii)

Khi nhắc đến những loại sâu bệnh trên cây ổi thì không thể không nhắc đến bệnh Thán thư. Loại bệnh này ảnh hưởng khá lớn đến cây ổi vì bệnh tấn công vào cành, lá và quả của cây ổi. Tùy từng điều kiện môi trường mà triệu chứng bệnh thay đổi theo.

Bệnh thường phát triển vào mùa mưa. Biểu hiện của bệnh là quả xuất hiện những chấm nhỏ màu hồng sau đó chuyển thành màu đen khi quả chín. Ở giữa sẽ nổi rõ lên những hạch cứng khiến quả bị bệnh nhỏ và dễ rụng.

Cách điều trị: Với loại bệnh này chỉ có cách phun một số loại thuốc như  Antracol 70 WP, Ridomil 72 WP nồng độ 0,1-0,2% lên đều khắp cây bị bệnh khoảng 2 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày sau đó theo dõi tiếp. Nếu bệnh tiến triển hơn cần phun bổ sung kịp thời tránh lây lan sang các cây khác.

7. Bệnh ghẻ trên cây ổi :

Loại bệnh này do một loại nấm gây ra có tên là Venturia inaequalis.Chúng thường tấn công trên các phiến lá và phần cuống hoa, quả non. Những sợi nấm sẽ theo nước và gió len lỏi qua các lỗ khí khổng ở phần lá và cuống rồi từ đó phát triển gây hại cho toàn bộ cây ổi. Biểu hiện trên lá là nấm sẽ xuất hiện từ mặt dưới sau đó mới lan sang mặt trên. Ban đầu sẽ là những đốm bệnh có hình tròn màu xám sau đó sẽ to dần lên.

Bệnh tiến triển khiến cho quả bị nhỏ lại và lá sẽ bị xoắn và khô héo. Chính vì thế cần phát hiện sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Biện pháp phòng trị

+ Định kì cắt tỉa cành lá loại bỏ cành vượt, cành khô héo để giúp cây được thông thoáng hơn.

+ Phun các thuốc Benomyl, Metalaxyl theo liều lượng ghi trên nhãn chia làm 2 đợt mỗi đợt cách nhau khoảng 10 ngày.

Trên đây là những bệnh về cây ổi – Cách phòng trán . Ngoài ra cây ổi còn có một số loại sâu bệnh hại khác cũng ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng và năng suất quả. Điều cần làm là bạn cần thăm nom vườn thường xuyên để phát hiện mầm bệnh từ đó có hướng giải quyết kịp thời.  Có thể ngay từ khâu chọn giống cũng cần chọn cây khỏe mạnh không sâu bệnh. Nguồn nước tưới phải đảm bảo sạch sẽ và chất lượng đất phải sạch và không có mầm bệnh ủ bên trong. Chỉ có như thế thì mới có thể phòng ngừa được các bệnh hại cây về sau này.

CÁC TIN LIÊN QUAN