CHUYÊN MỤC

Cây dâu da đất – Cách trồng và chăm sóc cây dâu da đất

Liên hệ

  • Tình trạng: Còn hàng
Thông tin sản phẩm

Cây dâu da đất hay người miền nam gọi chúng là quả bòn bon. Đây là loại quả đặc sẳn thường có ở vùng núi hiện được ưa chuộng ở khắp mọi nơi bởi hương vị thơm ngon và hình dáng quả lạ bắt mắt.

Thông tin liên quan

Đặc điểm của cây dâu da đất

  • Dâu da đất thuộc họ xoan, Cây có nguồn gốc từ Malaysia nhưng đã du nhập và lan rộng ra các nước Đông Nam Á từ rất lâu. Ở nước ta cây dâu da đất phân bổ chủ yếu ở những vùng miền núi và hiện nay đã lan rộng ra nhiều địa phương và trở thành cây phát triển kinh tế của nhiều vùng.
  • Dâu da đất thường được chia làm 2 loại chính nhờ màu sắc quả của chúng là màu vàng tươi và màu đỏ. Trong khi màu vàng tươi cho hương vị ngọt hơn thì dâu da đất màu đỏ tươi đẹp mắt thường được nhiều người mua về trưng bày trên mâm ngũ quả để thờ cúng.
  • Chiều cao của cây đâu da đất trưởng thành trung bình từ 10-15m trong tự nhiên. Đây là loại cây ưa sáng có hoa lưỡng tính màu vàng nhạt và khi nở sẽ thành từng chum một khá đẹp. quả dâu da đất có hình cầu tròn đường kính 4cm với phần vỏ sần và phần thịt bên trong màu trắng trong chia làm 4-5 múi. Mỗi mũi sẽ có một hột bên trong và càng chin quả sẽ càng ngọt hơn.

Tác dụng của cây dâu da đất

Không chỉ lấy quả ăn cho nhiều dinh dưỡng mà cây dâu da đất còn cho cây lấy bóng mát và giữ đất khá tốt. chính vì thế mà ở nhiều địa phương họ để cây dâu da đất trồng sau nhà giúp tỏa bóng mát cho ngôi nhà và sân vườn. Với quả bạn có thể ăn sống hoặc dung chế biến thành các loại gỏi, sinh tố ăn cũng rất tốt.

Cách trồng và chăm sóc cây dâu da đất

Tiêu chuẩn chọn giống

Dâu da đất giống hiện nay được bày bán ở nhiều cửa hàng bán hạt giống và cây giống. Bạn nên chọn cửa hàng uy tín sẽ cho loại cây con giống tốt và chất lượng. Khi mua cây nên chọn cây khỏe mạnh và không sâu bệnh sẽ cho cây sau này được cao và phát triển tốt nhất.

Quả dâu da đất – Loại quả nhiều dinh dưỡng

Thời vụ trồng

Cây dâu da đất thường được gieo trồng chủ yếu vào đầu mùa mưa khoảng từ tháng 5-7 hàng năm. Tuy nhiên với những nơi có khí hậu mưa nhiều bạn có thẻ trồng chúng quanh năm được .

Làm đất và đào hố trồng

Cây có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là trồng ở loại đất thịt màu mỡ bên dưới có lót một lớp đất sét. Khi đã chọn được nơi trồng rồi bạn tiến hành đào hố với đường kính từ 50cm trở lên với độ sâu ít nhất 15cm. Sau khi xới đất xong bạn tiến hành bón lót một ít phân chuồng hoai mục cùng vôi bột khử trùng cho đất.

 

Chăm sóc tốt cho cây dâu da đất cho sai quả

Kỹ thuật trồng cây dâu da đất

Sau 1 tháng ủ đất bạn tiến hành trồng cây con giống. Khi trồng tháo bỏ bầu nilon và đặt cây con vào đúng vị trí sao cho bề mặt đất của cây cao hơn mặt bờ khoảng 4-5cm. Tiến hành lấp đất ém lại xung quanh gốc và sau đó bạn phủ lên bề mặt một lớp đất mỏng và dung tay ấn chặt phần gốc với đất. Với cây con bạn có thể cắm thêm cọc giữ cây không bị ngã đổ do gió bão. Trồng xong tưới nước luôn cho cây để cây nhanh bén rễ.

 

Hình ảnh cây dâu da đất cho rất sai quả

Kỹ thuật chăm sóc cây dâu da đất

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Chế độ tưới nước: Cây dâu da đất thời kì đầu khi trồng cần tưới nhiều nước nhất là vào mùa hè trời khô nóng. Thời điểm quả gần chin cũng cần phải được cung cấp thật đầy đủ nước cho cây.

Phòng trừ cỏ dại: Bạn tiến hành phủ che đất tránh cỏ dại mọc. Thường xuyên nhổ sạch cỏ dại để giúp đất được thông thoáng hơn. Sau mỗi một trận mưa to bạn tiến hành phá váng cho cây sẽ giúp cây được phát triển tốt nhất

Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình:

Che mát: Cây dâu lúc nhỏ rất kỵ nắng, phát triển rất tốt trong điều kiện có bóng râm. Vì vậy, sau khi trồng cần phải che mát cho cây, có thể cắm tàu dừa che tạm thời. Để tạo bóng râm lâu dài, hãy trồng 2-3 bụi sắn cách gốc dâu khoảng 70-80cm (có thể cắm sắn theo hướng mặt trời mọc và lặn). Khi thân cây sắn cao vừa tầm, bè ngọn để tạo nhánh che mát. Cây dâu 2 năm tuổi có khả năng chịu đựng được nắng. Tưới nước: Phải tưới nước đủ trong 3 năm đầu thì cây mới chóng lớn, nếu để thiếu nước cây sẽ bị cằn cỗi và có thể chết. Với cây dâu đã trưởng thành, có thể để tự nhiên không cần tưới nước.

 

Kỹ thuật bón phân cho cây dâu da đất

Khi bón phân nên bón đầy đủ và đúng theo thời điểm. Bón cân đối giữa các loại phân với nhau sẽ cho cây nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất để phát triển.

Năm đầu tiên: Bón phân NPK từ khoảng 1 tháng sau khi trồng. Mỗi lần bạn tiến hành tưới cho cây khoảng 10g/cây. Cách 1 tháng bạn tưới một lần cho cây.

Năm thứ 2 bạn tăng liều lượng bón phân lên khoảng 30% và mỗi làn bón khoảng 100-200g/cây/lần bón.

Năm thứ 3: Bạn tiến hành từ 3 tháng bón một lần với liều lượng phân NPK từ 200-300 g/ cây / lần. Khi cây đã cho quả ổn định bạn tiến hành bón mỗi năm bón thêm phân bón lá cho cây. Lượng phân bón sẽ tùy thuộc vào độ lớn và sức sinh trưởng của cây

Phòng trừ sâu bệnh cho cây dâu da đất

Cây dâu da đất hay bị mắc một số loại bệnh do sâu hại cắn phá. Điển hình như những loại sâu ăn lá, sâu cuốn lá vv. Với trường hợp này cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời sâu cắn phá từ đó phun thuốc cho hiệu quả. Một số loại thuốc có thể sử dụng như Cyperan, Cyper Alpha, Lannate, Decis, Fastac. . nên phun định kỳ hoặc phun ngừa khi cây ra chồi non.

Thu hoạch cây dâu da đất

Sau khi trồng đến năm thứ 3 cây bắt đầu cho thu hoạch. Dâu da đất ra quả ở phần thân mọc thành từng chùm. Kích thước quả sau khi chín đạt 4-5cm đường kính và quả khá sai. Nên thu hái vào buổi chiều mát sẽ cho chất lượng quả tốt nhất.

Sản phẩm khác