CHUYÊN MỤC

Cây giống nhãn tím – Cách trồng chăm sóc giống nhãn tím

Liên hệ

  • Tình trạng: Còn hàng
Thông tin sản phẩm

Thời gian gần trên nhiều diễn đàn về trồng trọt làm vườn bàn tán về một giống nhãn lạ có màu sắc bắt mắt và hương vị thơm ngon khác thường. Đó chính là giống nhãn tím. Với màu sắc lạ mắt, giống nhãn tím này được nhiều người đua nhau tìm mua và trồng khiến giá cao ngất ngưởng.

Nhãn tím là giống nhãn hiện đang “hot” tại miền Tây. Nguồn gốc bắt đầu từ khi ông Bảy Huy, một người làm vườn chính hiệu của Tỉnh Sóc Trăng phát hiện ra trên cây nhãn Long nhà mình có đâm ra một nhánh lá có màu tím khá lạ. Sau nhiều lần quan sát thì thấy khi ra hoa cũng có màu tím và đến khi có quả thì cũng một màu tím.

Quả nhãn tím trông rất đẹp mắt

Thấy nhãn có màu lạ, ông đã chiết nhánh này rồi đem trồng xuống đất sau nhà. Thật bất ngờ chỉ sau 1 năm trồng cây nhãn đã cho vài chục trái có màu tím đẹp mắt. Ông Huy coi việc tìm ra giống nhãn tím này chẳng khác nào được trời ban cho chính vì thế gia đình ông giữ gìn rất cẩn thận. Chỉ mãi khi dđược chưng bày tại hội trợ triển lãm nông sản năm 2012 chúng mới thực sự tạo nên cơn sốt khắp cả nước về giống nhãn có một không hai này.

Thông tin liên quan

Đặc điểm của nhãn tím

Ngoài màu sắc bắt mắt khác biệt hẳn so với những giống nhãn thông thường thì mùi hương và vị ngon tương tự như nhãn bình thường. Thậm chí nhiều người nhận xét chúng còn có chất lượng cao hơn nhãn thường. Nhãn tím cùi dày, vỏ mỏng và khi ăn bạn sẽ cảm giác vị ngọt thanh mát cùng mùi hương thơm khá dễ chịu. Hơn thế nữa giống nhãn tím này có khả năng kháng một số loại bệnh phổ biến mà nhãn thường vẫn bị nên đã tạo nên cơn sốt cho nhiều người và các nhà vườn.

Chùm nhãn tím với màu sắc rất bắt mắt

Nhãn tím có mùi hương và vị rất ngon

Cách trồng cây nhãn tím

Thời vụ 

Cây nhãn tím được trồng vào cuối mùa mưa. Thời điểm này khí hậu đặc biệt thuận lợi để cây phát triển tốt nhất. Nếu muốn trồng vào mùa mưa bạn cần chú ý chế độ thoát nước tốt chống ngập úng cho cây.

Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21-27 độ C. Nhãn tím là loại cây ưa sáng. Nếu đủ nắng thì trái sẽ càng to và ăn càng ngọt.

Tiêu chuẩn đất 

Với giống nhãn tím này bạn có thể trồng trên nhiều loại đất. Từ loại đất nước ngọt đến những vùng nước mặn cây vẫn cho ra quả được. Tuy nhiên cha đẻ của giống nhãn này ông Huy cho biết loại đất thích hợp nhất trồng cây là đất cát  có phù sa bồi đắp.

Tiêu chuẩn chọn giống và hướng dẫn trồng nhãn tím

Chuẩn bị đất trồng 

Trước khi trồng bạn nên làm luống cho đất do nhãn tím không chịu được ngập úng. Việc làm luống sẽ giúp cho bạn có thể điều chỉnh được độ ẩm trong đất. Mùa mưa cần thoát nước cho nhãn tím.

Nếu trồng nhiều cây trên một diện tích đất bạn nên để khoảng cách cho cây ít nhất từ 3m trở lên.

Cách trồng: Bạn xé bọc bầu cây non ra và nhẹ nhàng đặt bầu xuống hố vừa chuẩn bị trước sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 3cm là được. Lấp đất đều quanh gốc và nèn chặt cố định dạng cây. Bạn có thể sử dụng cọc tre để buộc vào cây con giúp cây không bị lung lay khiến rễ bị đứt. Sau đó thường xuyên giữ ẩm cho cây bằng việc tưới nước.

Xem thêm:

 

Cách chăm sóc cây nhãn tím

Bón phân cho nhãn tím

Cũng giống như các giống nhãn thông thường cây nhãn tím nên được bón phân định kì. Các loại phân nên bón với nhau theo chủng loại phù hợp. Phân NPK nên bón theo tỷ lệ 1:1:2. Lượng phân sẽ căn cứ vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của cây mà bón cho phù hợp.

– Thời kỳ bón: Cần căn cứ vào độ tuổi của cây mà chia ra định kì bón. Thường sẽ bón phân cho nhãn tím theo 3 lần.

+ Lần 1: Bón phân vào đầu tháng 2, lúc này cây của bạn đang trong giai đoạn phân hóa mầm hoa. Bạn bón thúc để cây ra hoa và nuôi lộc Xuân. Sử dụng 30% lượng phân đạm, 20% lượng phân lân và 30% lượng phân kali là phù hợp.

+ Lần 2: Bón phân vào khoảng cuối tháng 3 để kích thích chùm hoa phát triển tốt giúp tăng khả năng đậu quả. Với lần bón này bạn chỉ cần sử dụng 10-20% lượng phân đạm.

+ Lần 3: Đợt bón này giúp thúc quả phát triển tốt nhất. Bạn sử dụng khoảng 20% lượng phân đạm + 40% lượng phân kali.

Cách bón phân cho nhãn tím đậu quả

Phòng trừ sâu bệnh

Nhãn tím cũng thường gặp một số loại sâu bệnh hại cây có thể kể đến như bọ xít, sâu ăn quả, rệp và dơi vv. Để điều trị những loại sâu bệnh hại này bạn có thể làm như sau:

– Dơi: Tiến hành buộc các chùm nhãn tím trong túi PE để bảo vệ quả.

– Dòi đục cành hoa: Sửu dụng chế phẩm sinh học Monitor 0,2%, Trebon 0,15% phun đều trên cây.

– Bọ xít: Dùng chế phẩm Basudin 0,2% hoặc Diazinnon 0,04 phun làm 2 đợt liền nhau cách nhau một tuần.

Cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho nhãn tím

Thu hoạch nhãn tím

Nhãn tím khi chín quả to dần lên và màu vỏ quả từ sù sì hơi dày chuyển sang mọng và nhẵn chuyển sang tím thẫm. Khi ăn thử có vị ngọt và hạt chuyển sang đen bóng là bạn có thể thu hoạch được. Bạn nên thu hoạch quả vào ngày trời tạnh ráo, vào buổi sáng và buổi chiều, tránh thu hoạch vào đúng giữa trưa khi trời quá nóng. Khi thu hoạch quả, nên có thang và sử dụng kéo cắt chùm quả để tránh gãy cành.

 

Xem thêm: Các giống cây ăn quả

Sản phẩm khác